Kết quả tìm kiếm cho "vẫn miệt mài"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 746
Không lương, không biên chế, nhưng những cán bộ Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Kiên Giang vẫn lặng lẽ làm việc thiện, bền bỉ sưởi ấm bao phận người nghèo khó.
Ở vùng Miệt Thứ An Giang, nhiều người dân sống nhờ vào nghề câu kiều ven biển. Dù thu nhập bấp bênh, phụ thuộc vào thời tiết và con nước nhưng họ vẫn gắn bó với nghề. Với những người làm nghề này, dù cá giờ không còn nhiều như trước nhưng nếu bỏ biển thì nhớ lắm.
Sau khi sáp nhập, xã Ô Lâm có trên 65% dân số là đồng bào Khmer. Xác định những cơ hội, thách thức sau khi sáp nhập, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng chính quyền phục vụ người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tốt hơn. Đồng thời, đề ra chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đưa địa phương ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng đi lên.
Thời gian qua, các tổ cất nhà từ thiện ở khắp các địa phương trong tỉnh cùng chính quyền địa phương chăm lo cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở có được mái ấm để an cư, lạc nghiệp, góp phần giúp bà con có niềm tin, động lực vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Với mong muốn đóng góp công sức cùng chính quyền địa phương chung tay xây dựng quê hương, ông Huỳnh Văn Cộ (60 tuổi), ngụ ấp Láng Cơm, xã Bình Giang vẫn miệt mài với công tác thiện nguyện xây cầu, làm đường giao thông nông thôn.
Giữa nhịp sống hiện đại, tại ấp Gò Đất (xã Bình An), tiếng búa chan chát vẫn vang lên đều đặn bên ánh lửa đỏ rực. Ông Ngô Hoàng Sơn (55 tuổi) với đôi tay sạm đen vì khói lửa vẫn miệt mài giữ nghề rèn của tổ tiên.
Dù đã có bằng đại học và công việc ổn định, nhưng khi nhận lệnh gọi nhập ngũ, Trần Hoàng Dỏi và Nguyễn Hữu Lâm gác lại tất cả để lên đường làm nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc. Hiện, 2 anh là chiến sĩ của Đại đội Hỗn hợp 7, Tiểu đoàn 519, Trung đoàn 893 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) đang miệt mài ôn luyện để tham gia kỳ thi văn bằng 2, với nguyện vọng được phục vụ lâu dài trong quân ngũ.
Núi Sam - nơi Miếu Bà Chúa Xứ linh thiêng tọa lạc, không chỉ là điểm hành hương tâm linh, mà còn là chứng nhân cho biết bao câu chuyện đời, chuyện nghề của những con người gắn bó nơi đây. Trong số đó, có một nghề thầm lặng là chụp ảnh lưu niệm.
Sau 7 ngày diễn ra với nhiều hoạt động điện ảnh sôi nổi, chất lượng, cùng hàng trăm buổi chiếu phim tại 4 cụm rạp lớn trong thành phố, Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng 2025 đã khép lại với giải Phim châu Á hay nhất thuộc về "Giao dịch miền biên giới" của Kyrgyzstan và Phim Việt Nam hay nhất thuộc về "Chị dâu" của Việt Nam.
Nằm giữa dòng sông Hậu, xã Mỹ Hòa Hưng còn được biết đến với tên gọi “Cù lao Ông Hổ”. Với diện tích 21,21km2, mảnh đất này không chỉ nổi tiếng là quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, mà còn chứa đựng tiềm năng to lớn để phát triển du lịch sinh thái, đưa du khách về với vẻ đẹp mộc mạc và miền đất giàu truyền thống.
Trước thực trạng sạt lở bờ sông diễn biến phức tạp, hiện nay nhiều hộ dân trong tỉnh chủ động đầu tư làm bờ kè để chống xói mòn, sạt lở, giữ đất và làm đẹp khuôn viên nhà.
ĐBSCL - vùng đất “chín rồng hội tụ”, không chỉ nổi tiếng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây trĩu quả và văn hóa sông nước đặc sắc, mà còn là điểm đến đầy tiềm năng cho phát triển du lịch (DL) bền vững với rất nhiều di tích, danh lam, thắng cảnh, biển đảo, núi non... Để phát triển DL tương xứng với tiềm năng, ĐBSCL cần những bước đi chiến lược, đồng bộ và dài hạn.